Phương pháp thi công trần gỗ biến tính nhất định phải nắm vững
Dù bạn tự thi công trần gỗ hay thuê thợ làm thì các kỹ thuật đều phải nắm vững. Bài viết này, D&A sẽ chỉ rõ cho bạn các điểm lưu ý quan trọng.
1. Trần gỗ biến tính là gì?
Mục lục:
Trần gỗ biến tính là loại trần được ốp bằng gỗ biến tính nhiệt. Đây là loại gỗ hiện đại được phổ biến trên thế giới hiện nay. Gỗ biến tính nhiệt còn có một số tên gọi khác như gỗ thermowood, gỗ gia nhiệt, gỗ xử lý nhiệt, gỗ tự nhiên biến đổi nhiệt… Có thể hiểu đơn giản, gỗ biến tính nhiệt là vật liệu gỗ được sản xuất bằng các phương pháp tự nhiên, kết hợp quá trình tác động của nhiệt và hơi nước.
Muốn thi công trần gỗ biến tính, cần hiểu bản chất của phương pháp biến tính gỗ. Phương pháp được sử dụng để xử lý gỗ biến tính nhiệt là phương pháp sấy gia tăng nhiệt độ. Khi gia tăng nhiệt lên tới 185 – 215°C làm cho độ ẩm của gỗ giảm dần về mức 0%. Sau đó, nhờ quá trình thực hiện xử lý nhiệt độ duy trì sẽ tác động làm tính chất vật lý của gỗ biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. Gỗ tần bì, gỗ thông là hai loại gỗ thích hợp để áp dụng phương pháp này.
2. Có nên thi công trần gỗ biến tính hay không?
Để tìm được kết quả cho câu hỏi có nên thi công trần gỗ biến tính hay không? Hãy đọc kỹ các đặc tính mà trần gỗ biến tính sở hữu nhé.
Thông thường, khi chọn trần gỗ, ai cũng muốn ngôi nhà của mình có độ tự nhiên, sang trọng. Ngoài ra, nhiều nhà xuất hiện tình trạng thấm trần gây ẩm mốc khó chịu. Chính vì vậy, ai cũng muốn trần nhà khô thoáng. Thêm vào đó, trần nhà cao khó tác động hơn sàn nên gia chủ luôn ưu tiên loại gỗ dễ làm sạch.
Trở lại với trần gỗ biến tính, loại gỗ này có rất nhiều đặc tính nổi trội. Sau quá trình gia nhiệt, gỗ trở nên cứng hơn, ít bị giãn nở, cong vênh. Đặc biệt nó chịu được sự thay đổi độ ẩm mà không bị mối mọt. Bên cạnh đó, màu sắc gỗ cũng được biến đổi theo chiều hướng sẫm hơn trở nên sang trọng.
Thi công trần gỗ biến tính ưng nhất đặc tính không thấm hút của gỗ. Trần gỗ biến tính có độ ẩm bằng 0%, loại bỏ được hoàn toàn nhựa cây nên hạn chế nấm mốc. Đặc tính này đánh bay khuyết điểm dễ bị mối mọt của gỗ tự nhiên.
Vì là loại gỗ tốt nên giá thành của gỗ biến tính sẽ cao hơn so với gỗ thông thường. Vì thế, mọi người nhớ cân đối tài chính nếu quyết định dùng trần gỗ biến tính nhé. Ngoài ra, gỗ biến tính cứng hơn nên thường được dùng đối với các trần nhà phẳng. Công trình mái cong đòi hỏi thợ phải có kỹ thuật cao để đảm bảo chất lượng gỗ.
3. Các bước thi công trần gỗ biến tính chuẩn
Bước 1: Khảo sát công trình để có phương án thi công trần gỗ hợp lý
Rất nhiều người hối hận vì không khảo sát kỹ khiến cho việc thi công trần gỗ gặp bất lợi. Tùy theo vị trí, điều kiện thời tiết, tài chính cá nhân mà ta có thể chọn gỗ phù hợp. Ngoài trần gỗ biến tính công nghệ cao thì nhiều gia đình vẫn áp dụng gỗ nhân tạo, gỗ tự nhiên…
Do đó, để tìm loại thích hợp bạn cần lưu ý chi tiết. Đầu tiên, vị trí thi công trần gỗ ở trong nhà hay ngoài trời. Chỗ thi công có dễ bị tác động bởi mưa, nắng hay ngoại lực không? Tiếp theo, công trình thi công trần gỗ có bị hạn chế kiến trúc không? Nó là trần cong hay phẳng, rộng hay hẹp… Từ đó bạn mới có thể chọn vật liệu ưng ý nhất.
Bước 2: Thi công trần gỗ nhớ lắp đặt hệ thống khung
Bộ khung có tác dụng định hình trước khi thi công trần gỗ. Bước này có vai trò quan trọng, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Điều quan trọng bạn cần nhớ trong bước này là cần tính được khối lượng của toàn bộ trần gỗ. Từ đó mới có thể lắp hệ thống khung đủ vững, nâng đỡ toàn bộ trần. Có như thế thi công trần gỗ sẽ đảm bảo an toàn, chắc chắn.
Bạn có nhiều lựa chọn khung xương khác nhau. Một số loại khung xương được dùng khá phổ biến hiện nay như: khung xương nhựa, khung xương gỗ tự nhiên và khung xương sắt, khung xương inox…
Khung xương nhựa và gỗ tự nhiên được ưu tiên khi lắp trực tiếp trên trần bê tông. Chúng ta có thể dùng súng bắn đinh bê tông cố định xương lên trần. Sau đó việc ốp trần gỗ ốp lên khung xương dễ dàng hơn rât nhiều.
Khung xương sắt, inox được sử dụng trong trường hợp cần giật cấp trần xuống thấp hơn theo thiết kế. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng máy bắn cốt laser để cân mặt phẳng khi lắp đặt khung xương. Phương pháp này đảm bảo độ chính xác tốt nhất vì khung xương sẽ quyết định đến mặt phẳng trần gỗ.
Bước 3: Bắt đầu thi công trần gỗ, ốp gỗ
Kết thúc công đoạn làm khung cho trần gỗ, chúng ta bắt đầu ráp các thanh gỗ lên khung. Lúc này, tuỳ theo kích thước của trần, người thợ thi công trần gỗ sẽ chia khổ ván hợp lý để giảm hao hụt. Việc này cũng hạn chế cắt ván quá ngắn hoặc quá nhỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Để gia cố cho chắc chắn trần gỗ, bạn có thể dùng keo bắn đinh đồng, đinh vít… Chú ý chọn phương pháp lắp đặt che đi khuyết điểm của vị trí gia cố, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bước 4: Hoàn tất và vệ sinh
Vệ sinh là khâu cuối cùng là khâu không thể thiếu khi thi công trần gỗ. Thành quả của bạn có đẹp hay không kết quả sẽ thấy sau khi vệ sinh sạch sẽ. Bạn hãy dùng khăn mềm, nhúng ướt để lau hết các vết bụi bẩn bám trên bề mặt gỗ. Nếu sử dụng gỗ biến tính khi thi công trần gỗ, việc làm sạch sẽ trở nên đơn giản hơn.
Như vậy D&A đã hướng dẫn cách làm trần gỗ biến tính chi tiết. Nếu bạn quan tâm đến loại gỗ này, hãy liên hệ D&A để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Kim Cúc